Các Vấn Đề Cần Lưu Ý Khi Lập Di Chúc

Tác giả
Stephen Le

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc lập di chúc có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ trong cuộc sống, không ai có thể lường trước điều gì sẽ đến nên việc chúng ta ghi nhận lại nguyện vọng của mình liên quan đến tài sản là điều hết sức cần thiết. Đồng thời, tránh được những tranh chấp đáng tiếc giữa người thân trong gia đình.

Tuy nhiên, để di chúc có giá trị pháp lý và thể hiện đúng được nguyện vọng của người để lại di sản thì cần quan tâm đến những vấn đề chính sau đây:

Chủ thể lập di chúc

Việc lập di chúc là thể hiện nguyện vọng của người để lại di sản nên việc xác định chủ thể có thể lập di chúc phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố. Không phải bất kỳ cá nhân nào cũng đều có thể lập di chúc.

Tuổi là điều kiện đầu tiên để xem xét cá nhân đó có được lập di chúc hay không. Pháp luật quy định rất rõ tùy vào từng độ tuổi mà việc lập di chúc sẽ tự mình thực hiện hoặc có sự đồng ý của người giám hộ.

Bên cạnh đó, khi cá nhân đáp ứng được độ tuổi lập di chúc thì các yếu tố về sức khỏe, sự minh mẫn, hoặc sự tự nguyện sẽ quyết định đến việc di chúc đó có tính hợp pháp hay không. Nếu họ lập di chúc trong tình trạng không sáng suốt, minh mẫn hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì di chúc cũng không có giá trị pháp lý.

Hình thức, nội dung của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể là di chúc miệng.

Di chúc chính là di nguyện của người muốn để lại di sản. Do đó, di chúc chỉ có giá trị thực sự khi nội dung của di chúc thể hiện đúng mong muốn, nguyện vọng của người để lại tài sản. Nếu có bất kỳ sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào trong quá trình lập di chúc, làm sai lệch ý chí của người đó thì di chúc sẽ bị vô hiệu và không có giá trị thực thi.

Một lưu ý trong nội dung di chúc mà người để lại di sản cần biết là người đó chỉ có quyền định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân mình.

Nếu tài sản được liệt kê trong di chúc là tài sản chung của người để lại tài sản với một tổ chức hoặc cá nhân khác thì di chúc chỉ có giá trị đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ trong tài sản chung đó. Phần tài sản còn lại sẽ được chuyển cho tổ chức hoặc cá nhân là chủ sở hữu chung của tài sản đó mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Nói cách khác, di chúc sẽ bị vô hiệu một phần. Điều này phổ biến trong trường hợp tài sản chung vợ chồng. Khi vợ, chồng lập di chúc riêng nhưng định đoạt toàn bộ tài sản chung thì di chúc sẽ không có hiệu lực đối với phần tài sản của người còn lại.

Ngoài ra, trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến việc không thống nhất về cách hiểu của những người thừa kế thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Hoặc, nếu một phần nội dung của di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến nội dung của những phần còn lại thì phần không giải thích được sẽ vô hiệu. Khi đó, phần tài sản này sẽ được chia theo pháp luật.

Người làm chứng

Làm chứng di chúc là việc có mặt của các chủ thể khác chứng kiến việc xác lập nội dung, ý chí, nguyện vọng của người để lại di chúc.

Không phải mọi trường hợp việc lập di chúc cần phải có người làm chứng, mà theo quy định của pháp luật dân sự, chỉ trong trường hợp cụ thể mà người lập di chúc không thể tự viết di chúc (ví dụ như họ đang trong tình trạng bị cái chết đe dọa) thì phải có người làm chứng.

Để tạo ra sự khách quan, tránh các trường hợp làm sai lệch ý chí, nguyện vọng của người để lại di chúc mà hạn chế một số cá nhân không được là người làm chứng. Bởi lẽ, khi người làm chứng có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan đến tài sản thừa kế thì sẽ không tạo được sự khách quan, minh bạch về những ý kiến của họ nếu có sự tranh chấp. Hoặc cá nhân bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự thì sự diễn đạt, thể hiện ý chí của họ sẽ gặp một số khó khăn nhất định.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của người có di sản. Họ có quyền lựa chọn bất cứ chủ thể nào được hưởng di sản, có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình và được pháp luật tôn trọng.

Tuy nhiên, xét dưới góc độ đạo lý và tính nhân văn, pháp luật cũng quy định một số đối tượng sẽ được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Bởi lẽ, một chủ thể tồn tại trong quan hệ xã hội sẽ có những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đi kèm.

Cha mẹ, vợ chồng hoặc những người con chưa thành niên hay đã thành niên nhưng không có khả năng lao động là những người cần được pháp luật bảo vệ. Do đó mà người để lại di sản phải có những trách nhiệm, nghĩa vụ không thể chối bỏ đối với những chủ thể này. Những chủ thể này đương nhiên sẽ được hưởng một phần nhất định trong khối tài sản của người để lại di chúc mà không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di chúc.

Chúng Tôi Giúp Đỡ Bạn Như Thế Nào?

Cho Chúng Tôi Biết Về Yêu Cầu Của Bạn ↓

Khách hàng vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu dưới đây để được liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Hãy gọi cho chúng tôi

(+84 28) 36 22 77 30

Hoặc gửi email đến

letran@familylawyers.vn

Hoặc Gặp Chúng tôi Trực tiếp Tại:

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh


Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Family Lawyers
Trụ sở chính

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trung tâm TPHCM

Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn or give us a call

(+84 28) 36 22 77 30

© 2024 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy