Việc phân chia tài sản thừa kế và nghĩa vụ thừa kế được dựa vào hai căn cứ chủ yếu là di chúc và theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật được pháp luật quy định tương đối cụ thể nên thông thường ít xảy ra tranh chấp. Riêng đối với các trường hợp thừa kế theo di chúc, các tranh chấp về thừa kế hiện nay là tương đối phổ biến xuất phát từ việc xác định tính hiệu lực của di chúc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp cho quý vị có cái nhìn rõ hơn về di chúc và hiệu lực của di chúc.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc cần lưu ý các điều kiện sau đây để di chúc hợp pháp.
Những người sau đây có quyền lập di chúc:
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội:
Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Di chúc miệng: Áp dụng trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc tự viết và ký vào bản di chúc.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, và có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực: Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo quy định pháp luật, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế; thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Điều này có nghĩa rằng, tại thời điểm người có di sản chết, di chúc sẽ bắt đầu có hiệu lực; có thể được công bố và đem ra thi hành.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Di chúc không đáp ứng các điều kiện về chủ thể, nội dung và hình thức.
Ví dụ: Ông A lập di chúc trong lúc tinh thần không được minh mẫn, sáng suốt. Ông A bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép phải lập di chúc.
Tất cả người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho một người con riêng. Nhưng khi ông A và người con riêng này chở nhau trên đường thì bị tai nạn và cùng tử vong. Trường hợp này được xác định là người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
Tất cả cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho Hội trẻ em mồ côi tại địa phương sau khi ông chết, nhưng tại thời điểm ông A chết thì Hội này đã bị giải thể.
Toàn bộ di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế
Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại một căn nhà cho con trai. Trước khi ông A chết, căn nhà này đã được ông A bán cho người khác. Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế, tài sản này đã không còn là của ông A.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Ví dụ: Ông A để lại di chúc chia tài sản của mình cho B và C. Tuy nhiên, B đã mất trước khi ông A mất vài ngày. Trường hợp này, phần di chúc có liên quan đến B không có hiệu lực.
Di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần vào thời điểm mở thừa kế.
Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại hai căn nhà cho con trai. Trước khi ông A chết, một căn nhà đã được ông A bán cho người khác. Trường hợp này, phần di chúc có liên quan đến căn nhà đã bị bán không có hiệu lực.
Di chúc không hợp pháp thì bị coi là không có hiệu lực từ thời điểm di chúc được xác lập.
Phần di sản, tài sản liên quan đến phần di chúc vô hiệu sẽ được chia thừa kế hoặc được xử lý theo quy định của pháp luật.
Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau. Nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
Như đã trình bày ở phần trên, sau khi đã lập di chúc để lại di sản cho người khác, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Trong trường hợp thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước sẽ bị hủy bỏ và không có hiệu lực pháp lý.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết và người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hiện nay, việc lập di chúc bằng miệng vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Một phần vì nhiều người nghĩ rằng di chúc miệng vẫn hợp pháp nên không cần viết di chúc làm gì cho mất thời gian. Vậy thực tế vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào? Khi nào thì di chúc miệng được coi là hợp pháp?
Pháp luật chỉ cho phép lập di chúc miệng trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản được (bị bệnh sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết….).
Để di chúc miệng hợp pháp, người lập di chúc phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc đó mặc nhiên bị hủy bỏ. Trong trường hợp này, để thể hiện nguyện vọng của mình về việc phân chia tài sản sau khi chết, cá nhân phải lập di chúc bằng văn bản.
Khi phát sinh tranh chấp xuất phát từ di chúc thì pháp luật ưu tiên các bên tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được các bên có thể đưa ra cơ quan tài phán để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp dành cho mình. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự thuộc về Tòa án.
Chúng tôi đã giúp Quý vị hiểu được việc lập di chúc như thế nào để đảm bảo di chúc có hiệu lực. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn
Điền thông tin vào form, luật sư của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn sớm nhất.
Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn hoặc gọi hotline
© 2022 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy