Những năm gần đây, làn sóng người Việt ở nước ngoài về Việt Nam đầu tư, làm ăn sinh sống càng nhiều. Để được ưu đãi như công dân có quốc tịch Việt Nam trong các chính sách, thuận tiện hơn trong tất cả các hoạt động, nhu cầu xin trở lại quốc tịch Việt Nam của họ cũng ngày càng tăng.
Một khách hàng kể rằng: “Năm nay tôi 42 tuổi. Cha mẹ tôi là người Việt, tôi sinh ra tại Việt Nam, được khai sinh lấy quốc tịch Việt Nam. Năm 18 tuổi tôi theo gia đình sang Mỹ định cư. Tôi thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Mỹ. Nay tôi có nguyện vọng trở về Việt Nam sinh sống. Vậy, trong trường hợp đó, tôi có được xin trở lại quốc tịch Việt Nam hay không?”
Theo câu hỏi của khánh hàng, chúng tôi mời quý vị cùng tìm câu trả lời. Bài viết này chúng tôi cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan về những quy định pháp luật liên quan đến quốc tịch Việt Nam, điều kiện, thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam và những điểm cần lưu ý khi thực hiện thủ tục này tại.
Quốc tịch thể hiện địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở để cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước đó. Luật quốc tịch Việt Nam hiên hành quy định rằng: Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.
Người đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Bước 1 – Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:
Bước 2 – Nộp hồ sơ
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Công chức được phân công tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
Bước 3 – Sở Tư pháp/Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thẩm tra và xác minh
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an cấp tỉnh xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp.
Trong thời gian này, Sở Tư pháp tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.
Nếu hồ sơ nôp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
Bước 4 – Bộ Tư pháp kiểm tra hồ sơ
Đối với người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:
Đối với người xin trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:
Bước 5 – Chủ tịch nước quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Bước 6 – Bộ Tư pháp thông báo kết quả giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi cho người được trở lại quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định.
Theo Luật Quốc tịch hiện hành, người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
Trường hợp đặc biệt được Chủ tịch nước cho phép được hiểu là nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Tóm lại, khi trở lại quốc tịch Việt Nam, việc được giữ lại quốc tịch nước ngoài sẽ được Nhà nước Việt Nam xem xét cân nhắc cẩn trọng trong từng trường hợp cụ thể.Quý vị hẵng đã hiểu rõ điều kiện, thủ tục để được phép trở lại quốc tịch Việt Nam qua bài viết trên. Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn
Điền thông tin vào form, luật sư của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn sớm nhất.
Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn hoặc gọi hotline
© 2022 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy