Hôn nhân

Kết Hôn Giả Để Thực Hiện Những Giấc Mơ Thật

Tác giả
Vania Van

Hôn nhân luôn là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.  Tuy là việc riêng của mỗi cá nhân nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến giá trị của gia đình, đến sự bền vững và phát triển của toàn xã hội.  Để tạo dựng một cuộc hôn nhân vững chắc cần đòi hỏi cả một quá trình chọn lựa, vun đắp tình cảm… Và kết hôn là sự mở đầu cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, chính vì vậy càng được xem trọng.  Với nền văn hóa Việt Nam, quan niệm của xã hội vẫn rất coi trọng giá trị của hôn nhân.  Thậm chí coi việc kết hôn là một trong ba việc quan trọng nhất của cuộc đời mỗi người, chưa kết hôn là chưa thành nhân.  Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định.  Phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp.

Thế nhưng ngày nay, nhiều người đã lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích khác ngoài mục đích tạo nên cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.  Kết hôn được gọi là giả tạo để nhằm những mục tiêu, lợi ích cá nhân khác.  Những người trong cuộc sẽ ngầm thỏa thuận cùng nhau những quyền lợi và thực hiện việc đăng ký kết hôn để đạt được các quyền lợi đó.  Kết hôn thật về mặt pháp lý nhưng lại là cuộc hôn nhân giả. Đây là một thực trạng đang xảy ra rất nhiều trong xã hội ngày nay.  Kết hôn giả vì những giấc mơ có thật! Kế hôn giả để thực hiện giấc mơ thật.  Vậy, những trường hợp nào được xem là kết hôn giả tạo?  Nguyên nhân của việc kế hôn giả là gì?  Pháp luật có những chế tài nào để xử lý hành vi vi phạm này?

Kết hôn giả tạo là gì?

Kết hôn giả hay kết hôn giả tạo là thuật ngữ  dùng để chỉ một cuộc hôn nhân được thực hiện theo những hợp đồng, những thỏa thuận ngầm trái quy định của pháp luật để tiến hành việc kết hôn giữa hai người.  Kế hôn giả vì những lý do khác có thể là kinh tế, địa vị, nơi cư trú… hơn là vì lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu.

Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014  Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

Kết hôn giả tạo vẫn  đảm bảo về mặt thủ tục pháp lý . Các cặp vợ chồng vẫn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.  Tuy nhiên, mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc sẽ nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích.  Thực chất kế hôn giả chỉ là một cuộc hôn nhân theo thỏa thuận.

Vậy, những trường hợp nào được xem là kết hôn giả tạo? 

Hôn nhân giả tạo thực chất chỉ là cuộc hôn nhân theo hợp đồng thỏa thuận trái với quy định pháp luật vì những lợi ích nào đó chứ không xuất phát từ tình yêu với mục đích xây dựng hạnh phúc gia đình.  Do đó, các trường hợp kết hôn giả tạo dù là với mục đích gì đều bị cấm.  Khi có yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định, việc kết hôn này sẽ bị hủy bởi Tòa án.  Theo Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 của Luật  Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại này. Trong đó, Điểm a Khoản 2 Điều 5 quy định cụ thể về một trong các trường hợp cấm kết hôn chính là kết hôn giả tạo.

Trên thực tế thì việc kết hôn giả tạo vẫn được đảm bảo về các thủ tục pháp lý, chỉ là nếu trong các trường hợp hôn nhân không xây dựng trên cơ sở tình yêu với mục tiêu xây dựng một gia đình hạnh phúc mà chỉ là việc lợi dụng kết hôn trong các trường hợp  để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích nào khác thì đều được xem là trường hợp kết hôn giả tạo.

Lý do thường gặp của những cuộc kết hôn giả  

Có rất nhiều lý do, rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các cuộc kết hôn giả.  Nhưng mục đích cuối cùng đều là quyền lợi mà các bên nhận được từ việc kết hôn này.  Các quyền lợi nhiều nhất đều gắn liền với lợi ích kinh tế, tình cảm…  Những lý do thường gặp nhất của các cuộc hôn nhân giả có thể thấy điển hình như sau:

  • Che giấu giới tính thật.  Một lý do phổ biến đầu tiên cho các cuộc hôn nhân giả là để che giấu giới tính thật, là vấn đề đồng tính luyến ái của một bên hoặc có khi cả hai bên.  Việc kết hôn giả nhằm mục đích che giấu giới tính thật sự trong trường hợp việc công khai đồng tính sẽ nhận được một sự trừng phạt hoặc có khả năng gây phương hại hoặc khi công khai sẽ bị kỳ thị của gia đình và xã một khi các bên có vấn đề về giới tính.  Cuộc hôn nhân như vậy có thể có một quan hệ tình dục khác giới và một đối tác đồng tính, hoặc hai đối tác đồng tính như trường hợp đồng tính nữ và đồng tính nam kết hôn với nhau.
  • Giấc mơ trời Tây.  Đây là lý do phổ biến nhất của các cuộc hôn nhân giả.  Các nước như  Mỹ , Úc, Anh… gọi nôm na, chung chung là trời Tây luôn là niềm ao ước của nhiều người Việt.  Đặc biệt là Mỹ, một vùng đất hứa, niềm ao ước của biết bao công dân trên thế giới trong đó có công dân Việt Nam.  Vì thế, họ làm mọi cách để có thể có được  cơ hội nhập cư đất nước này, kể cả việc kết hôn giả.  Để có thể nhập cư vào Mỹ và được cấp thẻ xanh, các cuộc hôn nhân giả tìm đường sang Mỹ đều do bạn bè, bà con quen biết mai mối.  Giá cả theo từng giai đoạn tùy thỏa thuận giữa đôi bên.  Mỗi năm có hàng ngàn công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì kết hôn giả chiếm con số không nhỏ.  Thực trạng kết hôn gian dối để được cấp thị thực khá phổ biến. Quyền nhập tịch vào các nước khi kết hôn với công dân nước đó là con đường an toàn nhất được công dân Việt Nam lựa chọn.
  • Trốn tránh phạm pháp.  Che giấu quá khứ phạm tội, thay đổi lý lịch tư pháp, thay đổi nơi cư trú bằng việc kết hôn cũng là một lý do dẫn đến các cuộc hôn nhân giả tạo tuy không phải là phổ biến. Những đối tượng phạm pháp áp dụng cách kết hôn giả để trốn tránh cơ quan pháp luật luôn phải sống trong sự lo lắng, chính vì vậy cuộc hôn nhân giả càng không hề bền vững như mong muốn của một trong hai bên.

Chế tài xử lý vi phạm kêt hôm giả theo qui định của pháp luật

Mặc dù các cơ quan chức năng đã có những tuyên truyền cũng như thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết để xử lý, nhưng trên thực tế trường hợp kết hôn giả, vẫn không ít đi.  Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, có quốc tịch nước ngoài,…đây là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.  Người vi phạm sẽ phải chịu sự chế tài của pháp luật.  Việc xử lý kết hôn giả tạo và hậu quả pháp lý được quy định theo Điều 11, Điều 13 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: 

Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật.

  • Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.

  • Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
  • Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Ngoài hậu quả trên, việc kết hôn giả tạo còn có thể chịu chế tài hành chính theo Điểm d Khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính Phủ còn quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.  Riêng đối với công chứ viên chức vi phạm kết hôn giả thì tùy theo mức độ mà bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức, giáng chức, buộc thôi việc hay đảng viên có thể bị xử lý kỉ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc khai trừ Đảng.

Sống và thực hiện đúng những quy định của pháp luật.  Đừng vì lợi ích cá nhân và sự thiếu hiểu biết mà phải nhận sự chế tài của pháp luật, nhất là trong hôn nhân.  Kết hôn giả vì mục đích gì cũng không phải là giải pháp được lựa chọn.  Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn

Chúng Tôi Giúp Đỡ Bạn Như Thế Nào?

Cho Chúng Tôi Biết Về Yêu Cầu Của Bạn ↓

Khách hàng vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu dưới đây để được liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Hãy gọi cho chúng tôi

(+84 28) 36 22 77 30

Hoặc gửi email đến

letran@familylawyers.vn

Hoặc Gặp Chúng tôi Trực tiếp Tại:

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh


Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Family Lawyers
Trụ sở chính

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trung tâm TPHCM

Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Chi nhánh Hoa Kỳ

Văn phòng California: 16139 Brookhurst St., Fountain Valley, CA 92708

Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn or give us a call

(+84 28) 36 22 77 30

© 2024 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy