Tài sản Hôn Nhân

Khi Kết Hôn với Người Việt Nam NgườI Nước Ngoài Có Được Nhập Khối Tài Sản Riêng Trước Đó Vào Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Không?

Tác giả
Stephen Le

Trong quá trình chung sống, xác lập tài sản chung của vợ chồng khi một bên là người nước ngoài, một bên là người Việt Nam vẫn thường xảy ra. Nhất là việc  liên quan đến tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, thì nhiều người vẫn chưa nắm bắt vấn đề này.  Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các quy định pháp luật liên quan. Khi kết hôn với người Việt Nam, người nước ngoài có được nhập khối tài sản riêng trước đó vào tài sản chung của vợ chồng không? Quy định, thủ tục tiến hành như thế nào?…

 Xác định thực trạng

Trước tiên cần lưu ý  vấn đề sau:

Theo điều 121 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Như vậy, việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân khi một bên vợ hoặc chồng là người nước ngoài về cơ bản sẽ  theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Ngoài ra căn cứ vào từng tài sản cụ thể mà sẽ thực hiện theo luật riêng. Chẳng hạn đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì phải theo quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở.

Theo quy định thì người nước ngoài không có quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Người nước ngoài chỉ có quyền sở hữu nhà ở trong phạm vi giới hạn và bảo đảm các điều kiện theo quy định. Do đó, khi xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp có vợ hoặc chồng là người nước ngoài thì cần bảo đảm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, đồng thời theo các quy định pháp luật có liên quan.

Quy định của pháp luật về tài sản của vợ, chồng

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng có quyền lựa chọn chế độ tài sản theo luật định là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng hoặc lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung; hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập; bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Có được sáp nhập tài sản riêng trước khi kết hôn vào khối tài sản chung của vợ chồng?

Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật có cả tài sản riêng và tài sản chung. Họ có quyền thỏa thuận đối với tài sản đó. Họ có thể nhập tài sản riêng và tài sản chung lại  hoặc có thể đưa tài sản chung thành tài sản riêng.

Theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình quy định chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng thì: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”

Cần tiến hành thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung dựa theo quy định pháp luật. Việc nhập tài sản được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật; giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật; giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định; việc thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. Tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung; trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, tài sản riêng của vợ hoặc chồng có thể được nhập vào tài sản chung của vợ chồng; nếu được sự đồng ý của vợ, chồng. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải được thực hiện do hai vợ chồng thỏa thuận; và phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.

Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng

Về bản chất, việc chuyển tài sản riêng của vợ hoặc chồng thành tài sản chung của vợ chồng là việc tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng. Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.

Trình tự thực hiện chuyển tài sản riêng của vợ, chồng thành tài sản chung vợ chồng như sau:

Bước 1: Vợ chồng ký văn bản thỏa thuận chuyển tài riêng thành tài chung.

Văn bản này được lập tại tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng công chứng, phòng công chứng) có trụ sở đặt tại cấp tỉnh nơi có đất hay ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu nhà ở đất ở.
  • Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Giấy tờ tùy thân của vợ chồng …

Và các giấy tờ khác nếu được công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực đề nghị.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ,  liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện chứng thực, chứng nhận thỏa thuận chuyển tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng.

Bước 2: Thực hiện đăng ký biến động, sang tên tại cơ quan có thẩm quyền

Khi văn bản thỏa thuận đã ký kết xong,  thì tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký biến động, bổ sung tên chồng, vợ vào tài sản chung tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

  • Hồ sơ thực hiện bổ sung tên trong trường hợp chuyển tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
  • Bản chính bản thỏa thuận tài sản riêng thành tài sản chung.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

  • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
  • Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thời gian giải quyết không quá 15 ngày, không kể thời gian người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 4: Trả kết quả

Người thực hiện thủ tục mang theo phiếu hẹn trả kết quả đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai nhận kết quả.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn quý vị thủ tục sáp nhập tài sản riêng vào tài sản chung khi kết hôn vơi người nước ngoài. Hãy hiểu biết để bảo vệ quyền lợi của của mình. Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn

Chúng Tôi Giúp Đỡ Bạn Như Thế Nào?

Cho Chúng Tôi Biết Về Yêu Cầu Của Bạn ↓

Điền thông tin vào form, luật sư của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn sớm nhất.

Hãy gọi cho chúng tôi

(+84 28) 36 22 77 30

Hoặc gửi email đến

letran@familylawyers.vn

Hoặc Gặp Chúng tôi Trực tiếp Tại:

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh


Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

    Tên khách hàng
    Email
    Số Điện Thoại
    Chủ đề
    Cho chúng tôi biết thêm
    Family Lawyers
    Trụ sở chính

    Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Trung tâm TPHCM

    Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Hà Nội

    Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

    © 2022 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy