- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định (Điều 8 Luật hôn nhân và Gia đình 2014),
không ai được cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ bình đẳng về mọi mặt trong gia đình (Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình);
- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con;
công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập (Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình); - Quyền thừa kế tài sản của vợ chồng (Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình);
- Vợ chồng có quyền có tài sản riêng của mình (Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình);
- Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình (Điều 115 Luật Hôn nhân và Gia đình);
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình);
- Khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người
mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình); - Khi thuận tình ly hôn, việc việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con (Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình);
- Khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng phải xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp và phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ con (Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình).