Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nóng gây lo lắng cho phụ huynh và bức xúc cho toàn xã hội. Chưa bao giờ vấn nạn bạo lực học đường lại nhức nhối như hiện nay. Bởi hậu quả của nó gây ra không dừng lại ở nỗi đau về thể xác hay tinh thần với trẻ mà thậm chí nó đã cướp đi tính mạng của các em. Cái chết của em nữ sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Đại học Vinh được báo chí đưa tin không khỏi khiến dư luận bàng hoàng, xót xa những ngày qua. Còn bao nhiêu vụ bạo lực học đường đang diễn ra?
Theo Bộ GD-ĐT, mỗi năm có 1.600-1.800 vụ bạo lực học đường xảy ra. Trung bình một ngày có 5 vụ học sinh đánh nhau. Mức độ của các vụ việc ngày càng nghiêm trọng. Bạo lực học đường đã không còn là những xích mích của lứa tuổi học trò. Chúng ta phải nhìn nhận đúng hơn, quan tâm nhiều hơn về vấn đề này. Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, các em đã không kiềm chế, tổ chức đánh nhau, gây thương tích hay khurng bố tình thần nhau.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về bạo lực học đường. Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP thì bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp học độc lập.
Như vậy, bạo lực học đường được hiểu là những hành vi thô bạo, xúc phạm, bất chấp pháp luật gây ra tổn thương về thể xác và tinh thần cho học sinh sinh viên trong môi trường giáo dục. Cũng có thể hiểu bạo lực học đường là hành vi gây ảnh hưởng một cách tiêu cực đến một học sinh nào đó.
Cùng với sự phát triển của internet, tình trạng bạo lực học đường cũng ngày càng gia tăng. . Những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra trên mạng hay những hiểu lầm nho nhỏ, các em không biết cách xử lý lại dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Mức độ bạo lực thì ngày càng nghiêm trọng. Thậm chí đã có những nạn nhân phải chọ Bạo lực học đường ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và hình thành tính cách trong tương lai của cá nhân học sinh, cả đối tượng bị bạo lực và đối tượng đi bạo lực
Bạo lực học đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể từ phía gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Bạo lực học đường là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Theo đó nghiêm cấm các hành vi xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh, giáo viên… Hiện nay, chế tài xử phạt đối với những học sinh có hành vi bạo lực học đường tại các nhà trường đang dừng ở việc xử lý kỷ luật, thường sẽ là viết bản kiểm điểm, mời phụ huynh, hạ hạnh kiểm, cảnh cáo trước toàn trường, đình chỉ học có thời hạn hoặc buộc thôi học…
Theo quy định của pháp luật, bao lực học được xử lý bằng hình thức phạt hành chính và cả xử lý hình sự.
Bạo lực học đường có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Luật Xử lý hành chính 2012: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Bạo lực học đường là hành vi bạo lực xâm phạm tới sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác, theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, phải bồi thường thiệt hại các khoản chi phí về thuốc thang, chi phí khám chữa bệnh, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe của người bị tác động bạo lực, bồi thường các thiệt hại về tài sản hoặc bù đắp thiệt hại về tinh thần.
Mức độ hành vi của bạo lực học đường sẽ có thể dẫn đến các tội phạm hình sự do Bộ luật Hình sự quy định. Ví dụ, có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 104, Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội làm nhục người khác: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”, hoặc tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ Luật Hình sự 2015…
Mặt khác theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Nếu trường hợp các em chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng đã đủ 12 tuổi thì tùy trường hợp có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Điều 89, hoặc đưa vào trường giáo dưỡng theo Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Và với những trường hợp các đối tượng tham gia vào việc bạo lực học đường chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự thì những người giám hộ đương nhiên sẽ phải chịu xử phạt liên đới.
Vấn nạn bạo lực học đường đang là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ học sinh, nhà trường và toàn xã hội. Để hạn chế bạo lực học đường cần phải có trách nhiệm của tất cả nhà trường, gia đình và cả xã hội. Không hẳn đổ lỗi cho nhà trường, nhưng qua các vụ việc bạo lực học đường cũng nên nhìn lại trách nhiệm của nhà trường đã thật sự tốt chưa khi để vấn nạn này phát hiện ngày càng nhiều và không có dấu hiệu dừng lại.
Nếu như nói rằng gia đình là phải quan tâm giáo dục, nâng cao ý thức, nhận thức của trẻ trong việc phòng chống bạo lực là hoàn toàn chính xác. Nhưng Nhà trường không chỉ là nơi học của học sinh. Có vẻ như hiện tại có rất nhiều nhà trường chỉ nghĩ rằng trường chỉ dạy chữ cho các con thôi chứ không có bất cứ trách nhiệm gì khác cả. Các vụ bạo lực học đường xảy ra trong và ngoài khuôn viên trường học nhưng xuất phát từ các đối tượng học sinh. Nhà trường là môi trường để các em phát triển. Vậy cái môi trường đó đã hoàn thiện, đã là cái khuôn phép tốt tạo ra những học sinh biết tuân thủ nội quy, tốt đẹp hay chưa? Vậy để xảy ra bạo lực học đường, rõ ràng trách nhiệm lớn phải là từ nhà trường. Nếu như nhà trường chỉ quan tâm đến chuyện nhồi chữ thì liệu có đúng? Những môn học giáo dục công dân, tâm lý học nhằm phát triển nhân cách, trang bị kiến thức, kỹ năng sống đã được giảng dạy nghiêm túc chưa hay chỉ là đối phó? Tất cả những vấn đề còn lại trong phát triển nhân cách của trẻ phải chăng không có bóng dáng nhà trường?
Vấn đề bạo lực học đường cần được quan tâm nhiều hơn nữa, nhất là từ những việc nhỏ như: giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức của các em học sinh bằng các môn học về đạo đức, kỹ năng sống. Tập trung khoanh vùng những đối tượng có biểu hiện tiêu cực, có nguy cơ trở thành hành vi bao lực học đường để kịp thời ngăn chặn hành vi đáng tiếc. Có như thế mới trường học mới thật làm tròn vai trò giáo dục.
Cùng tìm hiểu sâu hơn ở những bài viết tiếp theo. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi. Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn
Điền thông tin vào form, luật sư của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn sớm nhất.
Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn hoặc gọi hotline
© 2022 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy