Gia đình có các chức năng:
- Chức năng duy trì nòi giống: đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Thông qua sự kiện sinh đẻ, gia đình tạo ra con người, duy trì phát triển xã hội, nòi giống. Con người là vốn quý của xã hội. Xã hội loài người tồn tại, phát triển và diệt vong phụ thuộc vào việc gia đình thực hiện chức năng này;
Việc sinh đẻ là quy luật sinh tồn của tự nhiên, cũng là quy luật xã hội. Việc thực hiện chức năng này của gia đình phụ thuộc và điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc gia;
Việc sản sinh ra con người luôn gắn liền với việc nuôi dưỡng và giáo dục, để con người phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành công dân có ích cho xã hội.
- Chức năng giáo dục: Gia đình là trường học đầu tiên của mỗi con người, gia đình thực hiện chức năng giáo dục đối với các thế hệ kế tiếp bắt đầu từ khi mỗi thành viên được sinh ra cho đến khi trưởng thành;
Chủ thể có trách nhiệm giáo dục trong gia đình là người đã thành niên. Tùy thuộc vào gia đình, chủ thể được giáo dục mà gia đình có các phương pháp giáo dục phù hợp. Tuy nhiên, Nhà nước nghiêm cấm các phương pháp giáo dục trái pháp luật;
- Chức năng kinh tế: Đây là chức năng giúp gia đình tồn tại, phát triển và thực hiện tốt chức năng duy trì nòi giống và chức năng giáo dục.