Pháp luật có bắt buộc phải có sự đồng ý của người phối ngẫu khi một bên vợ hoặc chồng định đoạt tài sản riêng của mình hay không?

Quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình luôn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, khi tham gia vào quan hệ hôn nhân, một mặt pháp luật vẫn đảm bảo quyền định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu của họ, nhưng mặt khác pháp luật cũng hướng đến việc bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình đó. Vì thế, trong một số trường hợp, pháp luật hôn nhân và gia đình hạn chế quyền định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình.

Cụ thể: Về nguyên tắc, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Mặt khác, họ cũng có thể thỏa thuận về việc sử dụng tài sản riêng của mỗi bên sao cho có thể khai thác tốt nhất giá trị sử dụng của tài sản. Nhưng để đảm bảo cuộc sống chung của gia đình, giữ gìn truyền thóng yêu thương, chăm sóc giữa các thành viên gia đình thì quyền tự định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng có thể bị hạn chế. Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự đồng ý, thỏa thuận của vợ, chồng.

No response