Giấy tờ Pháp lý Cá nhân

Quyền Của Người Việt Nam Định Cư ở Nước Ngoài Khi Trở Về Sinh Sống Tại Việt Nam

Tác giả
Vania Van

Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, những năm vừa qua Việt Nam đón một lượng lớn người nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh và sinh sống.  Trong đó, lượng người Việt Nam định cư tại  nước ngoài trở về tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống là không ít.  Người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều lý do khác nhau mà phải rời xa quê hương, nhưng luôn ủng hộ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, họ mãi là máu thịt của dân tộc Việt Nam. Những đóng góp to lớn của của kiều bào đối với sự phát triển kinh tế đất nước cũng đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận.  Có thể nói người Việt Nam định cư ở nước ngoài là  “khúc ruột ngàn dặm” và là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.  Điều này cũng đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013.  Người Việt Nam định cư ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có các quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các quan hệ pháp luật tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Cụ thể, khi về sinh sống và làm ăn tại Việt Nam người Việt Nam định cư tại nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ gì? Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề  này như thế nào?

Hiểu đúng khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Định cư là thuật ngữ được dùng xác định với cộng đồng dân cư nơi cư trú của một công dân. Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008:  Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoàI.  Hay tại Điều 3 khoản 3 Nghị định Số: 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì:  Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Dựa vào các quy định trên có thể xác định người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.  Trong đó: Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam theo Điều 49 Hiến pháp năm 1992.  Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 4 Điều 3  Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.  Thông thường người Việt Nam định cư ở nước ngoài thường được gọi là Việt kiều.  Hiện có hơn 5 triệu việt kiều định cư khắp các nước trên thế giới.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi trở về Việt Nam sinh sống sẽ có các quyền lợi nào?

Quyền  được giữ quốc tịch Việt Nam khi định cư ở nước ngoài

Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn được coi là người có quốc tịch Việt Nam khi thuộc trường hợp :

  • Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

Quyền được miễn thị thực tối đa 5 năm

Theo quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam muốn được miễn thị thực phải đảm bảo các điều kiện: Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 1 năm. Có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.  Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Để được giải quyết miễn thị thực, người đề nghị cấp giấy miễn thị thực đang cư trú ở nước ngoài phải nộp hồ sơ theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.  Còn người đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp giấy miễn thị thực nộp hồ sơ theo quy tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.  Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 5 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 6 tháng.

Quyền sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sử dụng đất ở. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài  là đối tượng sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định.  Và theo Điều 169 Luật đất đai 2013 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.

Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo quy định tại Điều 7 và Điều Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.  Điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 là: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải chứng minh là đối tượng được sở hữu nhà ở theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP: Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu. Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra còn cần phải chứng minh quyền sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định tại ĐIều 6 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định: Có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 169 Luật đất đai năm 2013, trường hợp người gốc Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.

Như vậy, đối với đất ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Quyền được thành lập, mua, góp vốn trong doanh nghiệp Việt Nam

Người Việt Nam người định cư ở nước ngoài có thể thành lập công ty tại Việt Nam với tư cách là nhà đầu tư trong nước đối với Việt Kiều vẫn còn quốc tịch Việt Nam hoặc với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài nếu Việt kiều không còn mang quốc tịch nước Việt Nam.

  • Với tư cách là nhà đầu tư trong nước:  Để thành lập công ty tại Việt Nam với tư cách là nhà đầu tư, người Việt Nam định cư tại nước ngoài đến Ðại Sứ Quán Việt Nam ở nước sở tại hoặc Ủy ban về người Việt Nam ở Nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận có nguồn gốc Việt Nam. Sau đó sẽ thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam như nhà đầu tư trong nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thủ tục này tùy thuộc vào từng loại hình công ty và phải đáp ứng các điều kiện nhất định đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài:  Để thành lập công ty tại Việt Nam, Việt kiều trước hết cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và thực hiện các thủ tục đầu tư dành cho nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư, các văn bản pháp luật có liên quan và các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tư cách là nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài dù là cá nhân hay tổ chức đều có thể nắm giữ hoặc mua tới 100% cổ phần tại tất cả loại hình công ty trong nước, trừ một số trường hợp đặc biệt như đầu tư vào các ngành có quy định hạn chế.

Để hiểu thêm về những ưu đãi dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cùng tìm hiểu sâu hơn ở những bài viết tiếp theo.  Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi.  Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn

Chúng Tôi Giúp Đỡ Bạn Như Thế Nào?

Cho Chúng Tôi Biết Về Yêu Cầu Của Bạn ↓

Khách hàng vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu dưới đây để được liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Hãy gọi cho chúng tôi

(+84 28) 36 22 77 30

Hoặc gửi email đến

letran@familylawyers.vn

Hoặc Gặp Chúng tôi Trực tiếp Tại:

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh


Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Family Lawyers
Trụ sở chính

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trung tâm TPHCM

Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn or give us a call

(+84 28) 36 22 77 30

© 2024 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy