Quyền nuôi con

Quyền Nuôi Con DướI 03 TuổI Khi Ly Hôn Mới Nhất

Tác giả
Stephen Le

Bất kỳ cuộc hôn nhân nào đổ vỡ, con cái là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Những tổn thương về mặt tinh thần của chúng là điều không thể tránh khỏi.  Hiểu được thiệt thòi này, các bậc cha mẹ luôn muốn bù đắp phần nào cho con cái bằng tình cảm,  sự chăm sóc, điều kiện sống tốt nhất có thể.  Tài sản có thể dễ dàng phân chia, nhưng con cái thì không hề đơn giản để chia. Bởi thế rát nhiều vụ tranh chấp quyền nuôi dưỡng con đã xảy ra giữ vợ chồng khi ly hôn, đặc biệt là khi con còn dưới 03 tuổi.  Quyền nuôi con dưới 03 tuổi thuộc về ai? Pháp luật quy định thế nào?

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo luật định

Luật Hôn nhân và Gia đình năm năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định khi ly hôn hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận về quyền nuôi con, trong trường hợp không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa giải quyết.

Trong trường hợp có thể tự thỏa thuận, hai bên ghi rõ vào trong đơn ly hôn về vấn đề con chung là tự thỏa thuận, khi ra tòa giải quyết ly hôn, tòa sẽ không đề cập đến vấn đề này như một loại tranh chấp nữa.

Trường hợp vợ chồng không thể tự thỏa thuận được, có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền nuôi con chung có thể trình bày trực tiếp trong đơn ly hôn gửi đến Tòa án để được giải quyết.

Tại Điều 81 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng nêu rõ trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận được quyền nuôi con thì khi ra tòa quyền trực tiếp nuôi con có thể được phân định như sau:

  • Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho mẹ nuôi, trừ trường hợp mẹ đủ điều kiện trực tiếp nuôi bé.
  • Con từ 03 đến dưới 07 tuổi, tòa án căn cứ dựa trên điều kiện của hai bên.
  • Con từ 07 tuổi trở lên, Tòa án căn cứ dựa trên nguyện vọng của bé.

Có thể thấy, pháp luật hiện nay đã quy định, con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho mẹ nuôi. Tuy nhiên có phải mọi trường hợp khi con nhỏ hơn 03 tuổi quyền nuôi con vẫn thuộc về mẹ bé.

Con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi đương nhiên thuộc về người mẹ?

Khi bé nhỏ hơn 3 tuổi, cơ thể bé vẫn còn vô cùng yếu ớt và cần có sự chăm sóc của người mẹ.  Chẳng hạn như là cho con ăn bằng sữa mẹ, dạy con ăn uống, chăm lo sức khỏe cho con thì người mẹ vẫn là người thích hợp nhất trong giai đoạn này.  Hiểu được điều này nên pháp luật Việt Nam luôn ưu tiên để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của trẻ nhỏ, ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người mẹ và trẻ em khi ưu tiên quyền chăm sóc nuôi dưỡng con nhỏ dành cho người mẹ.

Sau 36 tháng đầu, khi bé đã cứng cáp hơn thì Tòa có thể căn cứ dựa trên điều kiện của hai bên bố mẹ, xem ai là người có thể tạo điều kiện cũng như là chăm sóc cho bé một cách tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần.

Và khi bé 07 tuổi là lúc bé đã có nhận thức về tình cảm của riêng mình, bé có thể tự quyết định sống với ai mà bé cảm thấy yêu quý hay thích hợp với bé hơn, và Tòa sẽ quyết định dựa trên nguyện vọng của bé.

Chỉ khi người mẹ vì lý do nào đó không hội tụ đủ điều kiện chăm con thì quyền này mới thuộc về người cha.

Trường hợp nào mà cha được nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi không?

Có các trường hợp mà người cha có thể trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 03 tuổi, cụ thể như sau:

  • Trường hợp hai vợ chồng tự thỏa thuận quyền nuôi con khi ly hôn.

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình được xây dựng tốt thì xã hội cũng sẽ tốt, mỗi gia đình sẽ có trách nhiệm giáo dục đứa trẻ của mình để chúng lớn lên trở thành người tốt, cống hiến cho xã hội, cống hiến cho đất nước, do vậy việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dạy trẻ là điều vô cùng quan trọng.

Trong trường hợp hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận được quyền nuôi con thuộc về ai, thì Tòa án vẫn sẽ tôn trọng quyết định của hai người.

Chẳng hạn khi ly hôn, hai vợ chồng mỗi người một nơi cư trú, người vợ cảm thấy đứa con sống với chồng sẽ tốt hơn khi sống với bản thân. Khi bé sống với mình chị sẽ không đủ điều kiện để quan tâm chăm sóc bé .  Đồng thời người chồng cũng có nguyện vọng được nuôi dưỡng con, thì hai người có thể tự thỏa thuận để người chồng nuôi con.

  • Trường hợp người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm nom, giáo dục con.

Trường hợp người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con ở đây là gì? Điều kiện ở đây cũng là những thứ có thể tác động đến cả thể chất, tinh thần cũng như là việc giáo dục con.  Chẳng hạn như trường hợp người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm thần, mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu cần phải điều trị mà không thể chăm sóc con được.

Những điều kiện khác chẳng hạn như là điều kiện về kinh tế, người vợ sau khi ly hôn không có chỗ ở ổn định để hai mẹ con cùng sinh sống, hoặc có chỗ ở nhưng chỗ ở tồi tàn, xuống cấp không đảm bảo cho sức khỏe của con nhỏ, có thể khiến bé dễ bị nhiễm bệnh…

Người vợ không có việc làm, thu nhập ổn định, hoặc vì đi làm cả ngày mà cũng không thể gửi ai nhờ trông nom, chăm sóc con.

Trường hợp người mẹ có lối sống trụy lạc, sa đọa, như là thường xuyên tụ tập đánh bạc, sử dụng những chất kích thích nguy hiểm như rượu, ma túy dẫn đến không kiểm soát được hành vi…

Trường hợp người mẹ có dấu hiệu bạo lực, thường xuyên la lối, quát nạt, đánh đập, ngược đãi, bỏ đói con, thì cũng khó có thể được Tòa quyết định cho nuôi bé vì điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, tinh thần của bé.

Hoặc những trường hợp khác trong thực tế dẫn đến người mẹ không có khả năng trực tiếp nuôi dưỡng con thì quyền nuôi con có thể thuộc về người cha.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện tại con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên cho mẹ trực tiếp chăm sóc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bé thì cha được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Quyền nuôi con thuộc về ai trong trường hợp có từ hai con trở lên mà có con ở độ tuổi từ 3 đến dưới 7 tuổi và có con dưới 3 tuổi

Về nguyên tắc khi giải quyết thủ tục ly hôn cũng như theo như các quy định của pháp luật về quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn đã được phân tích ở trên thì:

Nếu cả 2 bé đều nhỏ hơn 7 tuổi thì tòa án sẽ xem xét các quyền lợi về mọi mặt của trẻ để đưa ra quyết định.

  • Trường hợp cả bố và mẹ đều đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ con thì con sẽ được chia cho 2 người, mỗi người nuôi 1 bé.
  • Trường hợp bố hoặc mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ con thì cả 2 con sẽ được giao cho người nào có điều kiện tốt hơn chăm sóc.

Tóm lại, việc nuôi con sẽ được giải quyết tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể theo quy đinh của pháp luật nhằm đảm bảo cho con cái sự phát triển tốt nhất.

Chúng Tôi Giúp Đỡ Bạn Như Thế Nào?

Cho Chúng Tôi Biết Về Yêu Cầu Của Bạn ↓

Khách hàng vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu dưới đây để được liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Hãy gọi cho chúng tôi

(+84 28) 36 22 77 30

Hoặc gửi email đến

letran@familylawyers.vn

Hoặc Gặp Chúng tôi Trực tiếp Tại:

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh


Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Family Lawyers
Trụ sở chính

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trung tâm TPHCM

Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Chi nhánh Hoa Kỳ

Văn phòng California: 16139 Brookhurst St., Fountain Valley, CA 92708

Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn or give us a call

(+84 28) 36 22 77 30

© 2024 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy