Những năm gần đây, với rất nhiều người Việt Nam, khi đời sống vật chất đã tương đối đủ đầy, thoải mái, họ có nhu cầu được đi đây đi đó du lịch để thăm viếng người thân, thưởng ngoạn cảnh đẹp, trải nghiệm cũng như để mở mang tầm nhìn. Và không chỉ dừng lại ở việc du lịch trong nước, với sự thông thương giữa các nước, mọi thủ tục, điều kiện xuất nhập cảnh trở nên tương đối dễ dàng, thì những chuyến đi dài ngày đến các nước cũng ngày càng được nhiều người lựa chọn hơn.
Rõ ràng mục đích của du lịch nước ngoài là vậy, và đối tượng để có thể thực hiện những chuyến du lịch nước ngoài cũng phải là những người có điều kiện về kinh tế. Thế nhưng hiện nay, có một số người chọn du lịch để tìm kiếm cơ hội kiếm tiền, du lịch để đi tìm kiếm việc làm. Con số này không nhỏ. Thực tế có rất nhiều người Việt Nam sang nước ngoài làm việc bằng visa du lịch. Những công việc họ làm thường là những công việc chân tay, không đòi hỏi chuyên môn như làm vườn, phục vụ quán ăn, giúp việc… Họ mặc nhiên xem đây là giải pháp cho gia đình mình mà không nghĩ đến đấy là hành động phạm pháp. Nếu bị phát hiện ra nước ngoài làm việc bằng visa du lịch là không đúng, họ sẽ bị xử lý hành chính và thậm chí bị trục xuất.
Visa còn được gọi là thị thực nhập cảnh. Visa là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh người được cấp visa được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó. Có nhiều loại visa, có thời gian dài hạn hay ngắn hạn. Tùy vào trường hợp nhập cảnh một lần hay nhiều lần mà thời gian lưu lại của visa sẽ khác nhau.
Đi du lịch tham quan cảnh đẹp, tìm hiểu văn hóa của các nước là sở thích của nhiều người. Nhưng muốn được nhập cảnh tham quan vào quốc gia nào phải được phép của quốc gia đó, phải có visa nhập cảnh mới được vào đất nước họ. Loại visa này gọi là visa du lịch. Visa du lịch là thủ tục bắt buộc khi ra ngước ngoài bằng hình thức du lịch.
Visa du lịch là loại visa không di dân. Mỗi quốc gia thường có điều kiện cấp visa khác nhau. Tùy vào yêu cầu của mỗi quốc gia mà có các thủ tục khác nhau. Việc xin visa du lịch khó hay dễ tùy thuộc vào hồ sơ cá nhân của mỗi người và đất nước muốn người đó muốn nhập cảnh. Chứng minh được mục đích của việc nhập cảnh là du lịch sẽ được cấp visa du lịch.
Tất cả các loại visa tùy vào mục đích mà có những điều kiện bắt buộc kèm theo của riêng từng quốc gia. Với visa du lịch cũng vậy. Mục đích được xác định rõ ràng của visa du lịch là những chuyến du lịch, thăm người thân, tham quan khám phá, giao lưu… mỗi quốc gia sẽ có những yêu cầu, quy định khác nhau, thông thường là:
Khác với mục đích du lịch để được mở rộng tầm mắt khi xin visa đi du lịch. Thực tế có rất nhiều người đã dùng visa này để tìm kiếm cơ hội tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Những chuyến đi thay vì thảnh thơi thăm thú thế giới rọng lớn, họ lại vất vả cực lực một nơi xó nào đó trên đất khách. Những công việc họ làm rất đa dạng tùy vào hoàn cảnh, tình trạng học vấn như thế nào mà có các công việc khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là lao động chân tay. Người trẻ thì có các công việc: phục vụ quán ăn, phụ bếp, nấu bếp, giúp việc, làm vườn, làm nail… Người có trình độ chuyên môn như xây dựng thì có thể làm xây dựng. Người lớn tuổi thì có các công việc phụ giúp việc nhà, chăm sóc người già, trẻ em… Nhìn chung các công việc này đều không mang tính ổn định và mức lương tương đối thấp.
Theo quy định thì visa du lịch chỉ được cấp cho mục đích du lịch. Nếu muốn được làm việc ở nước ngoài thì phải xin visa lao động. Thế nhưng những trường hợp ra nước ngoài du lịch rồi ở lại làm việc thậm chí bỏ trốn mà báo chí từng đưa tin là một thực tế. Vậy họ có bị coi là phạm pháp không? Có được phép làm việc khi ra nước ngoài bằng visa du lịch không? Câu trả lời là: Không. Họ đã vi phạm luật xuất nhập cảnh. Không được phép làm việc bằng visa du lịch. Các nước đều có nhiều loại visa, tùy từng chức năng mà có visa khác nhau dành cho mục đích khác nhau. Do đó nếu muốn ra nước ngoài làm việc thì nên thực hiện đúng loại visa đó.
Công dân Việt Nam ra nước ngoài du lịch, sau đó ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp là đã vi phạm luật xuất nhập cảnh, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro. Những công dân này rất dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người, bị cưỡng bức lao động nhưng lại không được luật pháp nước sở tại thừa nhận và bảo vệ. Đối với những chế tài cho hành vi vi phạm này là phạt cấm visa du lịch vĩnh viễn. Đây là hình án cao nhất.
Việc lao động bằng visa du lịch dù không bị phát hiện nhưng là lách luật, trốn khai thuế, điều rất cấm kỵ đối với các nước. Ở hầu hết các nước, khi lao động mà không khai báo thuế sẽ bị phạt rất nặng. Do vậy, nếu muốn làm việc khi đang đi du lịch bằng visa du lịch, thì yêu cầu bắt buộc phải chuyển đổi từ visa du lịch sang visa làm việc để tuân thủ đúng mục đích nhập cảnh theo quy định của luật pháp Việt Nam và của nước sở tại.
Việc xuất cảnh, nhập cư trái phép và trốn ở lại nước ngoài làm việc khi đi du lịch của người Việt Nam thời gian qua là vi phạm pháp luật. Điều này cũng đã gây nên sự mất thiện cảm của bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Hành vi ra nước ngoài làm việc bằng visa du lịch là hành vi gian lận trong việc khai báo xuất nhập cảnh. Tùy vào quy định của từng quốc gia mà có những chế tài riêng đối với hành vi vi phạm này. Có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt tiền, bị trục xuất, cấm visa du lịch trong một khoảng thời gian, truy thu thuế từ thu nhập do lao động sai phạm mà có… Mức cao nhất là trục xuất, cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào quốc gia đó.
Riêng với pháp luật Việt Nam, tại tại khoản 2, Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, hành vi vi phạm này thuộc vào quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Bên cạnh đó, trong trường hợp khách hàng đi du lịch thông qua công ty. Tinh thần của pháp luật cho rằng các hành khách mua tour du lịch của các công ty tổ chức du lịch, thì những công ty du lịch tổ chức tour phải có trách nhiệm quản lý, kiểm soát hành khách trong suốt hành trình. Vì thế, sẽ quy trách nhiệm liên đới trong trường hợp hành khách trốn ở lại cho các công ty du lịch.
Các nước đều có nhiều loại visa, tùy từng chức năng, thời gian mà có visa khác nhau dành cho mục đích khác nhau. Do đó nếu muốn đi làm việc thì nên thực hiện đúng loại visa đó.
Cùng tìm hiểu sâu hơn ở những bài viết tiếp theo. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi. Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn
Điền thông tin vào form, luật sư của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn sớm nhất.
Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn hoặc gọi hotline
© 2022 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy