Hôn nhân

Thành Phần Của Quan Hệ Pháp Luật Hôn Nhân và Gia Đình Là Gì?

Tác giả
Felix Nguyen

Thành phần của một quan hệ pháp luật bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung

Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ có cá nhân. Các cá nhân muốn tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thì họ phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật là khả năng mà pháp luật quy định cá nhân các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình. Mọi công dân có năng lực hành vi như nhau. Năng lực pháp luật của cá nhân bắt đầu xuất hiện từ khi sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết. Năng lực pháp luật là năng lực khách quan, do pháp luật quy định.

Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình.

Năng lực hành vi hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào quan hệ pháp luật mà các chủ thể tham gia và các điều kiện theo yêu cầu của pháp luật là khác nhau.

Khác với năng lực hành vi thông thường (điều kiện độ tuổi, khả năng nhận thức), năng lực hành vi hôn nhân và gia đình còn đòi hỏi các chủ thể phải có các điều kiện khác như quan hệ huyết thống, tư cách đạo đức hoặc các yếu tố khác.

Khách thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Khách thể của quan hệ hôn nhân và gia đình bao gồm các lợi ích nhân thân và tài sản mà các chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình hướng đến khi tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể đó là các lợi ích:

  • Lợi ích nhân thân-tình cảm: Là sự yêu thương, chăm sóc, quý trọng, giúp đỡ nhau  giữa các chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần;
  • Lợi ích từ hành vi: Việc thực hiện các nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình của các chủ thể để đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình và lợi ích cho các thành viên trong gia đình. Kết quả của hành vi nỗ lực, hành vi kiềm chế điều là lợi ích cho các chủ thể khác trong gia đình;
  • Lợi ích tài sản: Thông qua việc chiếm hữu, sủ dụng và định đoạt tài sản của các thành viên trong gia đình nhằm giúp gia đình tồn tại và phát triển, đáp ứng nhu cầu về mọi mặt của gia đình và của thành viên.

Nội dung của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Bao gồm toàn bộ các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và tài sản. Đó là các nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, cha mẹ và con (sinh đẻ, nuôi dưỡng, sống chung), giữa anh chị em với nhau và giữa ông bà với cháu. Các quy định về kết hôn, ly hôn, về cấp dưỡng, giám hộ cũng hình thành nên nội dung của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

Điểm tương đồng và khác biệt giữa quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình và quan hệ pháp luật dân sự

Điểm tương đồng

Cả hai ngành luật đều điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Sự khác biệt

Trong quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình, quan hệ nhân thân giữ vai trò chủ đạo còn trong quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ tài sản chiếm đa số.

  • Tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự mang tính chất hàng hóa, tiền tệ, trao đổi ngang giá còn trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, tài sản chủ yếu đáp ứng nhu cầu gia đình;
  • Quan hệ pháp luật hôn và nhân gia đình mang tính bền vững, lâu dài không xác định thời hạn chấm dứt còn quan hệ pháp luật dân sự tồn tại trong khoảng thời gian nhất định do các bên cam kết hoặc luật định;
  • Chủ thể quan hệ pháp luật gia đình chỉ có cá nhân, còn trong quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác;
  • Khách thể của qua hệ pháp luật hôn nhân và gia đình gồm lợi ích nhân thân, tài sản và hành vi, còn trong quan hệ pháp luật dân sự là tài sản, hành vi, các dịch vụ, kết quả hoạt động tinh thần sáng tạo, các giá trị nhân thân và quyền sử dụng đất;
  • Nội dung của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình bao gồm các nghĩa vụ và quyền giữa các thành viên trong gia đình còn trong quan hệ pháp luật dân sự là các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.

Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và Gia đình và Luật Dân sự có mối quan hệ mật thiết. Một số quy định của Luật Dân sự là cơ sở cho Luật Hôn nhân và Gia đình và ngược lại. Ví dụ: Quy định về tài sản, sở hữu, giám hộ, đại diện, thừa kế trong Luật Dân sự là nguồn của Luật Hôn nhân và Gia đình. Quy định về quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con trong Luật Hôn nhân và Gia đình là cơ sở để giải quyết tranh chấp thừa kế trong Luật Dân sự.

Chúng Tôi Giúp Đỡ Bạn Như Thế Nào?

Cho Chúng Tôi Biết Về Yêu Cầu Của Bạn ↓

Khách hàng vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu dưới đây để được liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Hãy gọi cho chúng tôi

(+84 28) 36 22 77 30

Hoặc gửi email đến

letran@familylawyers.vn

Hoặc Gặp Chúng tôi Trực tiếp Tại:

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh


Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Family Lawyers
Trụ sở chính

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trung tâm TPHCM

Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn or give us a call

(+84 28) 36 22 77 30

© 2024 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy