Lập di chúc là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi có ý định để lại di sản của bản thân sau khi chết, đặc biệt những nội dung có liên quan đến hình thức, tính hợp pháp và những tài liệu cần chuẩn bị để lập di chúc. Bài viết sẽ cung cấp đến độc giả những nội dung cần lưu ý khi lập di chúc cũng như các tài liệu cần chuẩn bị cho việc lập di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người lập di chúc như sau:
Về mặt nguyên tắc, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Hiện nay, di chúc bằng văn bản có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau cũng như quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã nêu rõ “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”, nên việc công chứng hoặc chứng thực di chúc là không bắt buộc và sẽ do người lập di chúc lựa chọn.
Trên thực tế, do người lập di chúc luôn mong muốn rằng ý nguyện của mình trong di chúc là đảm bảo hiệu lực pháp luật và người thừa kế có thể hưởng di sản theo ý nguyện đó, nên người lập di chúc thường yêu cầu chứng thực hoặc công chứng di chúc. Bên cạnh đó, thêm một lý do thể người lập di chúc nên chọn hình thức di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực là vì nếu có bất kỳ một tranh chấp nào liên quan đến di sản hoặc di chúc thì di chúc đã được công chứng, chứng thực sẽ có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh.
Cũng cần lưu ý rằng, để di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực được xem là hợp pháp thì ngoài việc tuân thủ các quy định về trình tự lập di chúc theo quy định của pháp luật của từng loại di chúc bằng văn bản, người lập di chúc phải đáp ứng hai điều kiện bao gồm:
Căn cứ điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Ngoài các nội dung chủ yếu nêu trên, di chúc có thể có các nội dung khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những nội dung được ghi nhận tại di chúc không được không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào. Nếu mà có phần bổ sung thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực như sau.
Tuy nhiên, nếu phần bổ sung có nội dung mâu thuẫn với nội dung di chúc đã được lập thì phần bổ sung sẽ có hiệu lực pháp luật. Khi người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc khác thì di chúc sau sẽ có hiệu lực pháp luật và di chúc trước sẽ bị hủy bỏ.
Hiệu lực của di chúc di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người lập di chúc chết. Trường hợp vợ, chồng cùng lập di chúc thì di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp:
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. Nếu di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc sẽ không có hiệu lực. Nếu chỉ còn một phần di sản thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Trong trường hợp, một người lập nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.
Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trong trường hợp người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì phần di sản mà người thừa kế đáng lẽ được hưởng sẽ được chia theo pháp luật, khi đó, con của người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản mà người thừa kế đáng lẽ được hưởng nếu còn sống.
Ngoài ra, khi di chúc được lập hợp pháp và có hiệu lực thì di sản của người lập di chúc chết sẽ được phân chia theo di chúc vào thời điểm mở thừa kế, trừ một số trường hợp buộc phải chia theo quy định của pháp luật như người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc hoặc buộc phải chia di sản theo pháp luật.
Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy người sau đây vẫn được hưởng phần di sản trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản:
Những người nêu trên vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
Cần lưu ý rằng, quy định nêu trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật hoặc người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự năm 2015, bao gồm:
Tùy theo nội dung của di chúc và yêu cầu của từng vụ việc, mà các tài liệu cần chuẩn bị để lập di chúc sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các tài liệu có liên quan đến việc lập di chúc mà người lập di chúc cần chuẩn bị bao gồm:
Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. Do đó, việc công chứng viên đến nơi ở của người lập di chúc để công chứng di chúc được tiến hành khá phổ biến trên thực tế.
Tuy nhiên, với vai trò là luật chuyên ngành, Luật Công chứng 2014 lại quy định khá hạn chế về trường hợp công chứng viên được thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, cụ thể như sau:
“Điều 44. Địa điểm công chứng
Như vậy, việc công chứng chỉ được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nếu thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng năm 2014. Đây là một quy định có phần chưa thống nhất giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Công chứng năm 2014.
Do đó, nếu người lập di chúc không thuộc các trường hợp được liệt kê tại khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014, người lập di chúc nên cân nhắc việc lập di chúc tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Hy vọng bài viết nêu trên đã cung cấp được những thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Xin lưu ý rằng, tùy thuộc vào sự thay đổi của các quy định pháp luật tại từng thời điểm mà các nội dung tư vấn nêu trên có thể thay đổi hoặc các điều luật được trích dẫn sẽ hết hiệu lực. Trường hợp cần hỗ trợ pháp lý trong việc lập di chúc hoặc có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua letran@familylawyers.vn.
Điền thông tin vào form, luật sư của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn sớm nhất.
Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn hoặc gọi hotline
© 2022 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy