Thừa kế là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều trong các gia đình. Tài sản được chia như thế nào, cho ai? cũng là nguyên nhân phát sinh những mâu thuẫn giữa các thành viên. Ở bài viết này chúng tôi xin trình bày việc phân chia tài sản theo thừa kế vị, nhằm giúp cho quý vị có một cái nhìn rõ hơn trong khi phân chia thừa kế.
Theo Bộ luật dân sự 2015, nguyên tắc chung trong luật thừa kế tài sản, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên nếu người thừa kế chết trước thì như thế nào? Thực tế cho thấy có những trường hợp người được hưởng thừa kế lại chết trước hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản. Khi đó pháp luật cho phép con của người thừa kế được hưởng phần di sản mà lẽ ra bố mẹ chúng sẽ được hưởng theo pháp luật nếu còn sống. Chế định này gọi là thừa kế thế vị. Hay nói cách khác, thừa kế thế vị được hiểu là cho phép người thừa kế thay thế hợp pháp trong trường hợp người thừa kế hợp pháp mất.
Thừa kế thế vị phát sinh trong các điều kiện sau:
Thứ nhất, cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà.
Những người đứng ở hàng cháu của người để lại di sản sẽ đóng vai trò thay cho bố hoặc mẹ của họ để hưởng thừa kế mà ông, bà (nội, ngoại ) của họ để lại.
Thứ hai, chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ
Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người đứng hàng chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà cha hay mẹ của họ sẽ được hưởng từ di sản của cụ để lại bằng tư cách thế vị nếu cha hay mẹ của họ đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người cụ này, …
Quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là một chết định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích nhất của người để lại di sản, tránh trường hợp di sản của ông, bà, cụ mà cháu, chắt không được hưởng lại để cho người khác hưởng. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha, mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.
Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị gồm:
Khi phân chia tài sản theo thừa kế thế vị ta thường gặp phải những câu hỏi sau đây:
Theo quy định về thừa kế thế vị chỉ cho phép hàng thừa kế sau thế vị hàng thừa kế trước. Do vậy vợ sẽ không được hưởng thừa kế thế vị.
Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc họp mặt những người thừa kế như sau:
“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.”
Như vậy, người thừa kế có thể không bắt buộc phải có mặt tại thời điểm phân chia nhưng phải có thỏa thuận trước đó về việc phân chia, hoặc có thỏa thuận về việc sẽ đồng ý với sự phân chia của những đồng thừa kế khác.
Căn cứ vào các hàng thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật,, những hàng thừa kế thứ nhất chỉ bao gồm các con đẻ được hưởng di sản. Còn đối với con dâu và con rể không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ không được hưởng phần di sản thừa kế do cha mẹ để lại.
Căn cứ các hàng thừa kế hưởng thừa thế vị theo Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được hưởng thừa kế thế vị. Căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế thế vị được quy định như sau:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Căn cứ quy định này, nếu người con nuôi chết trước hoặc cùng thời điểm với cha mẹ nuôi thì cháu nuôi sẽ được hưởng phần di sản thừa kế của ông bà nuôi mà lẽ ra người con nuôi kia được hưởng.
Như vậy, cháu nuôi được hưởng thừa kế thế vị và hưởng thừa kế theo di chúc (nếu có) từ phần di sản của ông bà nuôi.Qua bài viết chắc rằng Quý vị đã hiểu rõ những quy định , điều kiện hưởng thừa kế khi phân chia thừa kế theo thừa kế thế vị ? Nếu cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn
Điền thông tin vào form, luật sư của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn sớm nhất.
Trụ sở chính:
Le & Tran Building, Khu 284, Số 9, Đường Nguyễn Trọng Tuyển,
Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn:
Phòng 615-4, Lầu 6, Toà nhà Mê Linh Point,
02 Ngô Đức Kế, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điền thông tin vào form, luật sư của chúng tôi sẽ liên lạc với bạn sớm nhất.
Le & Tran Building, Khu 284, Số 9, Đường Nguyễn Trọng Tuyển,
Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn: Phòng 615-4, Lầu 6, Toà nhà Mê Linh Point, 02 Ngô Đức Kế, Quận 1,
TP. Hồ Chí Minh
© 2022 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy