Di Chúc

Mẫu Di Chúc Mới Nhất và Cách Lập Di Chúc Viết Tay

Tác giả
Stephen Le

Ngày nay, khi kinh tế phát triển, tài sản của nhiều người đã ở mức tương đối nhiều thì việc lập di chúc để lại tài sản cho con cái, người thân không con xa lạ.  Di chúc giúp cho việc phân chia tài sản dễ dàng hơn. Di chúc thể hiện đúng ý nguyện của người có tài sản để lại vì chính họ đã tự mình sắp xếp. Chúng tôi sẽ cung cấp và hướng dẫn quý vị mẫu di chúc mới nhất để quý vị tham khảo nhé!

Di chúc là gì?

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu: Di chúc là một loại văn bản hoặc lời nói hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.

Người có quyền lập di chúc được xác định là người đã thành niên, minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự nguyện khi lập di chúc. Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì vẫn được quyền lập di chúc như người đã thành niên nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

Khi một người lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm người có tài sản chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định. Đồng thời, theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc được  đưa ra làm căn cứ phân chia tài sản sau khi một người chết đi được xác định là di chúc hợp pháp và là di chúc cuối cùng mà họ lập ra trước khi chết.

Các hình thức di chúc được pháp luật công nhận

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có hai hình thức: Di chúc được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Theo quy định tại Điều 627, 628 và 629, di chúc được coi là hợp pháp phải thực hiện đúng một trong hai hình thức này:

Di chúc bằng văn bản gồm các dạng sau:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc miệng: 

Hiện nay, việc lập di chúc bằng miệng vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Một phần vì nhiều người nghĩ rằng di chúc miệng vẫn hợp pháp nên không cần viết di chúc làm gì cho mất thời gian. Đồng thời, tại khoản 5 Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc miệng được coi là hợp pháp hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng; không thể lập di chúc viết được (bị bệnh sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết….).

Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng . Và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc đó bị hủy bỏ (theo Khoản 2 Điều 629 Bộ luật Dân sự).  Trong trường hợp di chúc miệng bị hủy bỏ nêu trên, để thể hiện nguyện vọng của mình về việc phân chia tài sản sau khi chết, cá nhân phải lập di chúc bằng văn bản.

Ngoài ra còn có Di chúc bằng video. Di chúc bằng vi video cũng là dạng của di chúc bằng miệng được lập khi người đó còn sống muốn để lại tài sản cho người khác khi mình mất. Và di chúc này có hiệu lực khi  thõa mãn các điều kiện quy định cho di chúc bằng miệng.

Có được phép lập di chúc viết tay không?

Như đã trình bày, tại Điều 627 và Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di chúc có hai hình thức chủ yếu là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 mới chỉ có quy định về di chúc mà không quy định cụ thể về di chúc viết tay cũng như các vấn đề có liên quan.  Tuy nhiên, căn cứ theo quy định nêu trên, pháp luật cho phép người lập di chúc được lập di chúc dưới dạng văn bản. Trong khi đó, di chúc dù viết tay hay được đánh máy đều là dạng văn bản, giấy tờ.

Do vậy, người lập di chúc hoàn toàn có thể lập di chúc viết tay, di chúc này có thể có người làm chứng hoặc không có người làm chứng, được công chứng hoặc chứng thực. Di chúc viết tay có hiệu lực khi thực hiện đúng các quy định trên, không phân biệt giá trị pháp lý di chúc viết tay với di chúc được công chứng hoặc chứng thực.

Các mẫu di chúc viết tay hiện nay

Mẫu di chúc không có người làm chứng

*Nếu ông/bà không nhìn thấy mẫu đơn này một cách đầy đủ, vui lòng sử dụng trình duyệt máy tính của ông/bà để mở xem bài viết này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________

DI CHÚC

Hôm nay, ngày ……..tháng ……… năm ………., vào lúc……. giờ ………phút, tại …………..

Họ và tên tôi là: …………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số……………Nơi cấp:…….…….cấp ngày…… tháng … năm ……….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:

Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm: 1………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………..

3………………………………………………………………………..

Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: ……………………….. ……………………….. ………………….. ……………………….. ……………………………..

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:

Sau khi tôi qua đời

Họ và tên Ông (Bà)………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số……………Nơi cấp:…….…….cấp ngày…… tháng … năm ……….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………..

sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại

Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.

(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).

Di chúc đã được lập xong hồi………ngày………tháng…….năm…….Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc được lập thành…………………. bản, mỗi bản…………trang.

………………….., ngày … tháng … năm ……

       Người lập Di chúc

(Ký và ghi rõ họ và tên)

Mẫu di chúc viết tay có người làm chứng

*Nếu ông/bà không nhìn thấy mẫu đơn này một cách đầy đủ, vui lòng sử dụng trình duyệt máy tính của ông/bà để mở xem bài viết này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Ngày …….. tháng ……. năm ………. (Ngày ………. tháng một năm hai nghìn không trăm ………..), tại địa chỉ:……………… trước sự chứng kiến của hai người làm chứng

Họ và tên tôi là: …………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số……………Nơi cấp:…….…….cấp ngày…… tháng … năm ……….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………

Nay trong tình trạng tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ tài sản (di sản) của mình, cụ thể như sau:

Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:

1………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………..

3………………………………………………………………………..

Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: ………

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:

Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, tính cách và khả năng của các con, tình cảm tình cảm của tôi đối với các con, tôi cùng nhau lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ di sản của tôi nêu tại mục I của Di chúc này như sau:

Sau khi tôi chết đi thì toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi (di sản) tại di chúc này sẽ thuộc về những người có tên dưới đây:

1 Họ và tên ông: ……………………………………….; Sinh năm: …………………..

CMND: số …………………. do Công an thành phố ………………………

cấp ngày …………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………..

2. Họ và tên bà: ……………………………………….; Sinh năm: …………………..

CMND: số …………………. do Công an thành phố ………………………

cấp ngày …………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………..

Ngoài các con có tên và thông tin nhân thân nêu trên, tôi không để lại di sản của tôi cho ai khác.

Di chúc này gồm …… trang và được lập thành … bản chính, có giá trị pháp lý như nhau.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký tên, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Người làm chứng:

1. Ông: ……………………………………….; Sinh năm: …………………..

CMND: số …………………. do Công an thành phố ………………………

cấp ngày …………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………..

2. Bà:……………………; Sinh năm: …………………………………………

CMND: số ……………. do Công an thành phố ……………………………

cấp ngày …………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………..

Những người làm chứng cam đoan tận mắt chứng kiến ông……… tự nguyện lập và ký, điểm chỉ vào bản Di chúc này.

NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO DI CHÚC

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn cách lập di chúc viết tay

Việc lập di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật có ý nghĩa quan trọng vì đây là ước nguyện, ý muốn của người có tài sản để lại cho người khác, tránh những tranh chấp không đáng có về sau. Do vậy, khi lập di chúc viết tay, trước tiên cần ghi nhận ý chí của người lập di chúc (có thể tự viết ra hoặc nhờ người khác viết hộ). Trong đó, di chúc cần gồm các nội dung:

  • Cụ thể ngày, tháng, năm, địa điểm lập di chúc.
  • Thông tin người lập di chúc: Họ tên, hộ khẩu và địa chỉ thường trú.
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản.
  • Di sản để lại và nơi có di sản (ghi cụ thể thông tin di sản. Ví dụ, nếu là đất đai cần ghi rõ thông tin thửa đất như: vị trí, diện tích, thông tin pháp lý…).
  • Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Lưu ý, trong bản di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, trường hợp di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Chúng tôi đã hướng dẫn cho Quý vị các mẫu di chúc mới nhất và cách lập di chúc viết tay.   Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn .

Chúng Tôi Giúp Đỡ Bạn Như Thế Nào?

Cho Chúng Tôi Biết Về Yêu Cầu Của Bạn ↓

Khách hàng vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu dưới đây để được liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Hãy gọi cho chúng tôi

(+84 28) 36 22 77 30

Hoặc gửi email đến

letran@familylawyers.vn

Hoặc Gặp Chúng tôi Trực tiếp Tại:

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh


Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Family Lawyers
Trụ sở chính

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trung tâm TPHCM

Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Chi nhánh Hoa Kỳ

Văn phòng California: 16139 Brookhurst St., Fountain Valley, CA 92708

Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn or give us a call

(+84 28) 36 22 77 30

© 2024 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy