Ly hôn

Quyền Nuôi con khi Ly hôn theo Quy định Mới nhất

Tác giả
Vania Van

Khi ly hôn con cái sẽ được giải quyết như thế nào? Ai có quyền nuôi con? Quy định của pháp luật về quyền nuôi con ra sao?… Đấy là những câu hỏi được đặt ra trong hầu hết các cuộc ly hôn. Ngoài việc phân chia tài sản, việc giành quyền nuôi con là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người làm cha mẹ. Bởi suy cho cùng trong muôn vạn nguyên nhân để họ dừng lại cuộc hôn nhân có không ít lý do họ muốn cho con cái có được sự phát triển bình thường và an toàn.  Một cuộc hôn nhân đổ vỡ người gánh chịu hậu quả nhiều nhất chắc chắc là những đứa con.  Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của cha mẹ về việc nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của con cái.  Tuy nhiên không phải sự thỏa thuận nào cũng tìm được tiếng nói chung. Những quy định của pháp luật về quyền nuôi con sau ly hôn sẽ cho các bạn cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này.

Quyền nuôi con khi ly hôn là gì?

Hiện nay trong quy định của các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định nào về khái niệm “quyền nuôi con khi ly hôn”. Tuy nhiên có thể hiểu là “quyền nuôi con khi ly hôn” là quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con của vợ hoặc chồng sau khi có quyết định ly hôn của Tòa án.

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì dù tình trạng hôn nhân của cha mẹ như thế nào thì cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa đủ 18 tuổi, con đã trên 18 tuổi mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, cũng không có tài sản để tự nuôi mình. 

Cũng theo quy định tại điều luật trên, khi ly hôn, việc quyết định ai sẽ là người được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ của người cha, người mẹ đối với con, trước hết hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người cha, người mẹ.  Trường hợp, vợ, chồng không thể thỏa thuận được về việc nuôi con tức là có tranh chấp trong việc quyết định người trực tiếp nuôi con, thì việc giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn sẽ được xác định theo quyết định của Tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về hôn nhân gia đình.

Giành quyền nuôi con khi ly hôn là gì?

Giành quyền nuôi con là dạng tranh chấp rất phổ biến khi vợ chồng ly hôn tại Tòa án. Bởi lẽ, bậc cha mẹ nào cũng mong muốn được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con mình. Mong muốn con cái của mình được phát triển, nuôi dạy trong điều kiện tốt nhất. Vì vậy, việc giành quyền được nuôi con sau ly hôn rất quan trọng đối với nhiều người.

Khi ly hôn tại Tòa án, nếu vợ và chồng đều có yêu cầu được nuôi con, Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp nuôi con của vợ chồng. Để có căn cứ giải quyết, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để đưa ra quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con.  Đã từng có rất nhiều khách hàng chia sẻ với chúng tôi sự day dứt và suy nghĩ rất nhiều về con cái khi quyết định ly hôn. Có người quyết định sống chịu đựng và không ly hôn vì con cái, nhưng nhiều người vẫn chọn ly hôn để giải thoát và kéo theo hệ quả giải quyết quyền trực tiếp nuôi con. 

Như vậy, có thể hiểu giành quyền nuôi con khi ly hôn là yêu cầu của một hoặc hai bên khi tiến hành thủ tục ly hôn.  Việc này, làm phát sinh quan hệ tranh chấp quyền nuôi con khi thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án.

Quy định về nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn

Cho dù như thế nào, việc ly hôn là việc giữa vợ chồng nhưng người gánh chịu hậu quả từ sự kiện ly hôn này lại là những người con. Do vậy, pháp luật cũng có những quy định nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của con cái. 

Trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt. Quyền nuôi con sau ly hôn đối với cha hoặc mẹ là ngang nhau. Điều này được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình2014:  “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng đã có quy định: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.

Ngoài ra pháp luật cũng quy định ưu tiên hơn cho người mẹ trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi. Tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có nêu: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. 

Quy định về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Khi làm thủ tục ly hôn, hai vợ chồng sẽ cùng thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên và Tòa án sẽ công nhận những thỏa thuận đó. Ngược lại, nếu cả hai không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao con cho một bên trực tiếp nuôi. 

Có thể thấy, việc giành quyền nuôi con là một trong những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết khi thực hiện việc ly hôn – chấm dứt quan hệ hôn nhân, gia đình giữa vợ, chồng. Về vấn đề này, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên, trong trường hợp không thỏa thuận được, dẫn đến việc tranh chấp thì Tòa án sẽ quyết định về quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, trên cơ sở nội dung quy định của pháp luật, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con của cha và mẹ, quyền là lợi ích hợp pháp về mọi mặt của người con. 

Căn cứ vào những quyền lợi về mọi mặt của con. Khi đó, cha hoặc mẹ phải chứng minh mình đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi của con về mọi mặt: điều kiện kinh tế, vật chất, tinh thần…

  • Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc khi cha mẹ có thỏa thuận khác);
  • Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét theo nguyện vọng của con.

Ngoài ra, người nào không trực tiếp nuôi con sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng.  Mức cấp dưỡng sẽ được thỏa thuận dựa vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và những nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Làm sao để giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Đối với cha mẹ, con cái là “tài sản vô giá”, là niềm hạnh phúc, là hi vọng của họ.  Chính bởi vậy, dù có những lúc tình cảm của những người cha, mẹ, vợ chồng đi vào bế tắc, dẫn đến việc ly hôn thì cũng không thể chia cắt được quan hệ cha – con, mẹ – con. Có lẽ vì vậy mà khi ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân thì vấn đề xác định quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là một vấn đề luôn được các bên trong quan hệ hôn nhân quan tâm, thậm chí có tranh chấp với nhau, “giành giật” với nhau. 

Theo những quy định trích dẫn tại phần quy định về nuôi dưỡng chăm sóc con sau khi ly hôn nêu trên, có thể thấy, nguyên tắc việc nuôi con khi ly hôn trước tiên là vấn đề của mỗi bên tự thỏa thuận.  Nếu không thỏa thuận được, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. 

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng. Chính vì vậy, cách giành quyền nuôi con khi ly hôn là bạn cần chứng minh được mình có đủ điều kiện để nuôi con tại Tòa án.

Nếu con trên 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con của bố và mẹ là ngang nhau. Lúc này, Tòa án sẽ xem xét đến những yếu tố về vật chất và tinh thần để đưa ra quyết định.

Để giành quyền nuôi con, bạn cần chứng minh được bạn đủ những điều kiện sau đây:

Điều kiện về vật chất:

  • Chứng minh thu nhập thực tế của bạn.
  • Có công việc ổn định, môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập cho con, có nhà ở hợp pháp.

Để có thể chứng minh được điều kiện vật chất của mình, cần có mức thu nhập cao hơn người kia hoặc nhiều nguồn thu nhập hơn để đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho con.

Điều kiện về mặt tinh thần:

Với điều kiện này sẽ xét trên tình cảm dành cho con cái, nhân cách đạo đức, thời gian dạy dỗ, chăm sóc con, thời gian vui chơi cùng con… của bố hoặc mẹ.

Chính vì vậy, để có thể giành quyền nuôi con, cần chứng minh được bạn có đầy đủ điều kiện về mặt vật chất và tinh thần.  Nếu người mẹ không đủ điều kiện hoặc người bố không đủ điều kiện, hoặc không có tài sản nào, việc đó đồng nghĩa với việc không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con cũng như giành quyền nuôi con. Lúc này, quyền lợi sẽ dành cho người đủ điều kiện hơn.

Trên cơ sở các yếu tố này, Tòa án sẽ xem xét cả điều kiện của cả cha và mẹ, đồng thời xem xét lợi ích về mọi mặt của con, từ đó quyết định giao con cho một bên vợ hoặc chồng khi giải quyết ly hôn.

Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn chuẩn bị giấy tờ gì?

Một số giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người nộp đơn;
  • Giấy chứng nhận kết hôn;
  • Giấy khai sinh của con chung;
  • Tài liệu chứng minh thu nhập ổn định (như hợp đồng lao động, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm…);
  • Tài liệu chứng minh nơi ở hợp pháp  (như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, hợp đồng thuê nhà,…);
  • Tài liệu chứng minh môi trường sống tốt cho con (như bằng cấp chứng minh nền tảng giáo dục của gia đình, giải trình về lối sống lành mạnh của gia đình,…).

Bài viết đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ quyền nuôi dưỡng con cái và giành quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn. Nếu thật sự hữu ích cho hoàn cảnh của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: letran@familylawyers.vn .

Chúng Tôi Giúp Đỡ Bạn Như Thế Nào?

Cho Chúng Tôi Biết Về Yêu Cầu Của Bạn ↓

Khách hàng vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu dưới đây để được liên hệ trong thời gian sớm nhất.

Hãy gọi cho chúng tôi

(+84 28) 36 22 77 30

Hoặc gửi email đến

letran@familylawyers.vn

Hoặc Gặp Chúng tôi Trực tiếp Tại:

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính:
Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh


Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM:
Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Family Lawyers
Trụ sở chính

Tòa nhà Lê & Trần – Trụ sở chính: Khu 284 (Toà nhà số 9), Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trung tâm TPHCM

Tòa nhà Saigon Tower – Chi nhánh Trung tâm TPHCM: Phòng 8, Tầng 16, Số 29 Đại lộ Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội

Tòa nhà Daeha Business Center – Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1606, Lầu 16, Số 360 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Chi nhánh Hoa Kỳ

Văn phòng California: 16139 Brookhurst St., Fountain Valley, CA 92708

Gửi email cho chúng tôi qua letran@familylawyers.vn or give us a call

(+84 28) 36 22 77 30

© 2024 © Family Lawyers. All rights reserved Bảo mật & Điều khoản sử dụng | Privacy Policy